Hiện nay, đối với tình trạng da bị mụn thì thành phần có thể cải thiện được vấn đề này chỉ có thể là Zinc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về Zinc cũng như những tác dụng tuyệt vời mà chất này có thể mang lại cho làn da.
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần biết về Zinc trong việc giúp cải thiện các vấn đề về da cũng như những tác dụng thực tế dành cho làn da. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hoạt chất Zinc là gì ?
Kẽm (Zinc) là khoáng chất – kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp trong tự nhiên, cần thiết đối với sự sống còn của mọi sinh vật và được áp dụng phổ biến trong y học cũng như mỹ phẩm chăm sóc da.
Đối với cơ thể, hoạt chất kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp hồi phục những tổn thương đang có và ngăn chặn khả năng mắc các bệnh lý đường hô hấp. Kẽm (Zinc) cũng đã được công nhận về các tác dụng có khả năng điều trị các chứng trầm cảm, các bệnh về mắt.
Mối quan hệ giữa Zinc và mụn trứng cá được đề cập đến lần đầu tiên vào cuối những năm 1970 khi các nhà khoa học và bác sĩ da liễu phân tích đưa kết luận rằng những đối tượng bị mụn trứng cá là do có hàm lượng kẽm thấp hơn (khảo sát dựa trên lượng chất lỏng trong cơ thể, không chỉ tính trong thể tích máu) trong khi những người ít hoặc không có mụn thì sở hữu lượng kẽm cao.
Theo đó, đã có nhiều nghiên cứu với mục tiêu cung cấp một lượng kẽm cấp thiết cho những ai đang có làn da mụn và thu được kết quả tốt trong quy trình phòng ngừa và cải thiện mụn.
2. Cách thức hoạt động của Kẽm (Zinc)
Các dạng Zinc như Zinc Acetate và Zinc Sulfate sẽ ức chế một số enzym và axit béo đẩy nhanh quá trình tăng trưởng của vi khuẩn gây mụn.
Bên cạnh đó, kẽm (Zinc) có khả năng cân bằng hệ vi sinh vật của da, giúp cân bằng giữa sinh vật tốt và xấu.
3. Đặc tính nổi bật của Kẽm (Zinc)
3.1 Kẽm (Zinc) giúp tăng cường hệ miễn dịch
Kẽm (Zinc) có vai trò giúp cho hệ miễn dịch được hoạt động hiệu quả. Khoáng chất này sẽ giúp đẩy mạnh vận hành của tế bào T và tế bào tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên.
Điều này đồng nghĩa với việc khi cơ thể bị thiếu có thể dẫn đến bị suy giảm miễn dịch và có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Việc bạn chú ý bổ sung Zinc có thể đem lại hiệu quả kích thích các tế bào miễn dịch, đồng thời giảm stress oxy hóa.
3.2 Kẽm (Zinc) tăng khả năng lành thương
Ở bệnh viện, Kẽm (Zinc) được áp dụng thường xuyên với khả năng điều trị vết thương do bị bỏng và một số vết thương, vết loét ngoài da khác.
Do Kẽm (Zinc) có vai trò quan trọng trong quy trình tổng hợp collagen, khả năng miễn dịch và phản ứng viêm nên Zinc rất cần trong việc tăng khả năng lành thương nhanh hơn.
3.3 Kẽm (Zinc) mang nhiều lợi ích cho da và tóc
Kẽm (Zinc) được bổ sung vào da, móng và da để giúp chúng phát triển thật khỏe mạnh. Khi cơ thể thiếu Zinc có thể khiến chậm mọc tóc, tóc bị xơ cứng, chẻ ngọn, dễ bị rụng, chuyển màu, móng dễ gãy, da trở nên sạm màu và xuất hiện các vệt bớt trắng.
Đối với nhiều người bị rụng tóc nhiều có khả năng bị thiếu hụt kẽm (Zinc), thiết Zinc sẽ làm tăng nồng độ DHT (dihydrotestosterone), đây là hormone gây rụng tóc. Bên cạnh đó, thiếu Zinc còn làm cản trở quá trình phát triển của nang tóc do thiếu hụt protein.
Kẽm (Zinc) là chất hỗ trợ trị mụn viêm, mụn trứng cá nên đối với nhiều người bị mụn trứng cá thường có lượng kẽm trong cơ thể ít hơn người bình thường.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy áp dụng điều trị bằng kẽm tại chỗ hoặc uống thuốc đều mang lại hiệu quả chữa bệnh mụn trứng cá vì nó giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acne (thủ phạm gây mụn).